RSS

Monthly Archives: October 2011

Những bí ẩn lớn nhất của hệ mặt trời: Những bí ẩn lớn nhất của các vệ tinh sao Thổ

Titan lấp ló ở phía sau sao Thổ, trong khi đó Tethys di chuyển với tốc độ khá cao đến trước ống kính. Titan rộng 5,150 km (3,200 dặm), Tethys rộng1,071 km (665 dặm). Cái bóng của sao Thổ đã che lấp một phần cánh tay vươn dài của vành đai của nó. Ảnh được ghi lại vào ngày 24, tháng 3, năm 2008. Ảnh: NASA/JPL/Space Science Institute.

Khoảng không bao bọc sao Thổ thật sự là một nơi bận rộn. Cùng với vành đai khổng lồ, sao Thổ có hơn 60 vệ tinh chưa được biết đến chuyển động xung quanh nó. Trên thực tế, một số vệ tinh có quỹ đạo trong vành đai. Những vệ tinh này bao gồm vô số những mẩu đá bụi và vệ tinh cỡ tảng đá.

Nhìn chung, hệ thống vệ tinh của sao Thổ là một nhóm đa dạng và hấp dẫn và hiện đã có một số phần tử tách khỏi nhóm này . Từ năm 2004, tàu vũ trụ Cassini của NASA được phóng vào quỹ đạo xung quanh sao Thổ, đôi lúc tiến gần những vệ tinh, đã giúp hé mở một số bí ẩn lớn của chúng, bao gồm:
Read the rest of this entry »

 

Những bí ẩn lớn nhất của hệ mặt trời: Những bí ẩn lớn nhất của sao Thổ

saturnrings-02

Sau Trái Đất và có lẽ là cả Hỏa tinh, Thổ tinh có thể được coi là hành tinh đễ nhận biết nhất trong hệ mặt trời nhờ vào hệ thống vòng đai rực rỡ và độc nhất của nó.

Tuy nhiên những vòng đai này chỉ là một phần rất nhỏ khi chúng ta tìm hiểu về những điều kì lạ và thú vị về hành tinh này. Từ năm 2004, con tàu vũ trụ Casini của NASA đã quan sát được sao Thổ, những vòng đai và các vệ tinh của thổ tinh một cách rất chi tiết. Chuyến phóng tên lửa này đã giúp giải thích được một số điều bí ẩn về Sao thổ như sau.

Read the rest of this entry »

 

Các nhà thiên văn tiết lộ nhà máy siêu tân tinh

Một nhóm được chỉ huy bởi các nhà thiên văn học tại Chalmers và Đài thiên văn Onsala vừa phát hiện ra bảy siêu tân tinh chưa từng được biết đến trước đây ở thiên hà cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng. Chưa bao giờ có nhiều siêu tân tinh được khám phá tại cùng thời điểm và trong cùng một dải thiên hà như vậy. Phát hiện này chứng minh được điều mà các nhà thiên văn vẫn luôn tin tưởng: thiên hà nào mà là nhà máy sản xuất nhiều sao nhất của vũ trụ thì cũng là nhà máy sản xuất nhiều siêu tân tinh nhất.

Các nhà thiên văn đã dùng một mạng lưới những kính viễn vọng vô tuyến toàn cầu đặt tại năm nước, bao gồm cả Thụy Điển, để có thể tạo nên những hình ảnh cực kì sắc nét của thiên hà Arp 220. Các nhà khoa học đã quan sát khoảng 40 nguồn sóng vô tuyến tại trung tâm của thiên hà Arp 220. Những nguồn sóng vô tuyến này bị che giấu đằng sau lớp bụi và khí dày đặc và vô hình đối với các kính viễn vọng thông thường. Để khám phá được trạng thái tự nhiên của các nguồn sóng vô tuyến này, họ tiến hành đo các bước sóng khác nhau và quan sát xem chúng thay đổi như thế nào sau vài năm.

Read the rest of this entry »

 
1 Comment

Posted by on October 8, 2011 in Bản tin, Home, Sự kiện

 

Phương pháp mới để đo lường Vũ trụ

Các nhà thiên văn tại khoa Trung tâm Vũ trụ Tối thuộc Viện nghiên cứu Niels Bohr vừa tìm ra một phương pháp mới để đo khoảng cách, một trong những vấn đề hóc búa và cơ bản nhất của vật lý thiên văn. Khoảng cách là trọng tâm của ngành vũ trụ học vì nó cho phép các nhà khoa học tìm ra tuổi của Vũ trụ và hiểu rõ hơn về các thuộc tính cơ bản của nó.

Vì phương pháp của họ sử dụng các chuẩn sao, những vật thể sáng nhất từng được biết tới, nên các nhà khoa học phát biểu rằng họ sẽ có khả năng xác định được những khoảng cách xa hơn nhiều so với các thành tựu đã đạt được trước đây, mở đường cho một hiểu biết sâu hơn về năng lượng tối.

Việc tìm ra những phương pháp mới để đo khoảng cách vũ trụ đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu vũ trụ. Từ những năm 1990 một biện pháp đã được khám phá bằng cách dùng những siêu tân tinh, vụ bùng nổ của những ngôi sao khổng lồ, để đo khoảng cách. Chính phát minh trên là cội nguồn cho khám phá về gia tốc dương của vũ trụ năm 1998, chỉ ra rằng 70% vũ trụ được hình thành bởi năng lượng tối.

Ngày nay, Tiến sĩ Darach Watson và các cộng sự đã tìm ra cách đo một cách chính xác khoảng cách bằng các chuẩn sao. Các chuẩn sao này được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen khổng lồ nằm ở tâm các thiên hà, và tỏa sáng mạnh đến mức chúng vô cùng rực rỡ hơn tất cả các ngôi sao trong thiên hà của chúng cộng lại. Do độ sáng mãnh liệt của các chuẩn sao, các nhà khoa học đã không ngừng tìm cách để dùng chúng vào việc đo khoảng cách kể từ khi chúng được phát hiện vào những năm 1960. Sau hơn bốn thập kỉ, những cố gắng đó cuối cùng cũng thành công.

Read the rest of this entry »

 
2 Comments

Posted by on October 8, 2011 in Bản tin, Home, Sự kiện